NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON

kindy_city_bs_Tri_Doan

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và sức đề kháng kém.

hinh trong bai

Tại buổi hội thảo “Cách phòng tránh những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non”, chuyên viên bậc cao về Y học chứng cứ – Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn – Trưởng khoa Nhi, Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare đã chia sẻ với hơn 300 phụ huynh về các bệnh trẻ thường gặp ở độ tuổi mầm non.

Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển. Dưới đây là thông tin về những bệnh nhiễm khuẩn mà trẻ thường gặp khi thời tiết không thuận lợi.


Cảm siêu vi
(gồm một số chuẩn đoán với tên gọi: viêm mũi/ viêm họng/ viêm hô hấp trên/ viêm thanh quản, viêm phế quản v.v…)

  • Triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, đỏ mắt, nổi hạch ở cổ
  • Nguyên nhân: do siêu vi lây từ người này sang người khác
  • Kéo dài 2 tuần (có thể đến 3 tuần)
  • Xử trí:
    + Kháng sinh không có hiệu quả đối với siêu vi
    + Khuyến khích uống nước (hay bú mẹ, uống sữa)
    + Giảm triệu chứng: nhỏ mũi hay xịt mũi bằng nước muối sinh lý, giảm sốt
  • Theo dõi biến chứng: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang do vi trùng
  • Phòng ngừa: rửa tay, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Viêm tai giữa

  • Triệu chứng: đau tai, sốt
  • Biến chứng của cảm siêu vi
  • Một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh
  • Phòng ngừa: bú mẹ, chích ngừa (cúm, phế cầu), tránh khói thuốc lá

Tay chân miệng

  • Triệu chứng: sốt, đốm đỏ hay loét trong miệng, họng, hay trên bàn tay, bàn chân. Có thể nổi đốm đỏ ở gối, khuỷu, mông; đau họng, bỏ ăn, bỏ uống hay bú.
  • Lây: phần miệng, hạt nước bọt, dịch ở mụn nước.
  • Đau miệng: 5 – 7 ngày; Đốm đỏ tay chân: 7 – 10 ngày.
  • Điều trị: uống nước lạnh, nước đá, ăn kem; ăn thức ăn mềm, nhạt.

 Nhiễm trùng đường ruột

  • Triệu chứng: sốt, ói, đau bụng, tiêu chảy
  • Nguyên nhân: thường do siêu vi đường ruột
  • Kéo dài: khoảng 1 tuần (có thể 2 tuần)
  • Xử trí: uống nước (dừa tươi, ăn kem), ăn uống theo nhu cầu
  • Phòng ngừa: rửa tay bằng xà phòng hay nước sát khuẩn nhanh

Các triệu chứng như ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy là những triệu chứng giúp bé giảm sốt siêu vi hay loại các nguồn nhiễm khuẩn ra ngoài, và giúp cho bé lành bệnh. Đó là những triệu chứng có lợi của bé, do đó, phụ huynh đừng nên cố gắng giảm ho, đừng cố gắng cho trẻ uống thuốc sổ mũi hoặc thuốc chống ói, bởi khi đó trẻ sẽ bị nặng hơn.

Sốt xuất huyết

  • Triệu chứng: sốt cao (2 – 7 ngày), đau nhức người, đau đầu, ăn uống kém, buồn nôn. Một số ít bé có xuất huyết da hay nơi khác.
  • Lây: từ người qua người, thông qua muỗi chích.
  • Hầu hết tự khỏi sau vài ngày.
  • Biến chứng: sốc truy mạch (< 1%), xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý não.
  • Chăm sóc: nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nước dừa.

 Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Biến chứng: thường trong giai đoạn hết sốt
  • Dấu hiệu báo động: đau bụng tăng nhiều, ói liên tục, đừ nhiều hay bứt rứt, tay chân ấm lạnh

Phòng ngừa: Tiêu diệt muỗi hay lăng quăng; không tạo môi trường cho muỗi sinh sôi; ở phòng máy lạnh; sử dụng mùng; thoa kem chống muỗi (có tinh chất DEET)

Sốt: là phản ứng chống lại nhiễm trùng. Thường do siêu vi (virus), một số do vi trùng.

  • Cách xử lý: uống nước lạnh (nước đá, ăn kem), nghỉ ngơi, mặc đồ thoáng mát. Uống thuốc hạ sốt khi bé khó chịu (paracetamol, ibuprofen). Không uống Aspirin. Không cần lau mát.

 Sốt co giật: hiếm khi xảy ra (2 – 4% trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi); xảy ra khi sốt từ 380C. Thường tự hết trong 3 phút và không để lại di chứng hay ảnh hưởng trí tuệ.

  • Cách xửa lý: nằm nghiêng sang một bên và không nhét bất cứ vật gì vào miệng. Sau khi hết co giật, cho bé uống thuốc hạ sốt và đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân gây sốt. Thường không phòng ngừa được sốt co giật.

 Kháng sinh sử dụng khi nào?

  • Khi bị nhiễm khuẩn do vi trùng (chứ không phải do siêu vi)
  • Một số trường hợp viêm tai giữa (< 10%)
  • Một số trường hợp viêm phổi (< 20%)
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Viêm họng do liên cầu nhóm A (strep A)
  • Viêm màng não do vi trùng

Các trường hợp không sử dụng kháng sinh:

  • Cảm siêu vi, viêm hô hấp trên
  • Viêm họng (hay viêm amidal) do siêu vi (80%)
  • Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi do siêu vi
  • Viêm ruột (do siêu vi)

Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại cho bản thân trẻ là sẽ bị lờn kháng sinh sau này. Vi khuẩn bị lờn kháng sinh sẽ lây lan trong cộng đồng, và trở thành siêu vi khuẩn, rất khó chữa trị. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc khi cho trẻ uống thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ.


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button