THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CHO TRẺ

kindy-city-thoi-quen

Dạy cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và làm gương qua hành vi của chính bản thân mình, bạn có thể giúp cho trẻ duy trì được trọng lượng cũng như mức tăng trưởng bình thường và lành mạnh.  Hơn thế, thói quen ăn uống mà trẻ có được ở tuổi nhỏ sẽ giúp các em có được phong thái sống lành mạnh lúc trưởng thành.

Các cô nuôi dạy cũng có thể đánh giá trọng lượng và mức phát triển của trẻ và cho bạn biết được trẻ cần giảm hay tăng cân hoặc cần phải thay đổi chế độ ăn uống nữa.

STPH 5

Một số bình diện quan trọng nhất của việc ăn uống lành mạnh là kiểm soát và cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ.  Các phương thức đơn giản nhằm giảm hàm lượng chất béo trong chế độ ăn uống và nâng cao trọng lượng lành mạnh của trẻ bao gồm việc cho trẻ ăn:

1. Các sản phẩm có hàm lượng mỡ thấp hoặc sản phẩm bơ sữa không béo.

2. Thịt gà, vịt tách da

3. Bánh mì nguyên hạt và thức ăn làm từ hạt ngũ cốc

4. Các món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau quả.

 

Thêm nữa, bạn hãy giảm lượng nước uống có đường và giảm lượng muối trong các thức ăn cho trẻ.

Nếu không biết rõ cách thức lựa chọn và nấu các loại thức ăn dành cho gia đình, thì bạn nên tham vấn các chuyên gia để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng.

Điều quan trọng là bạn không được áp đặt một chế độ ăn kiêng cho trẻ thừa cân.  Chớ bao giờ áp đặt chế độ ăn kiêng nhằm giảm cân cho con mình trừ phi trẻ đang được bác sĩ theo dõi vì một số lý do sức khoẻ nào đó.

Các phương thức khác mà phụ huynh có thể áp dụng để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ bao gồm:

Hướng dẫn, hơn là ra lệnh cho, các thành viên trong gia đình lựa chọn thức ăn.  Trong nhà luôn chuẩn bị sẵn nhiều loại thức ăn lành mạnh.  Thói quen này sẽ giúp cho trẻ biết cách chọn lựa các thức ăn lành mạnh.  Việc lựa chọn các thức ăn không lành mạnh như khoai tây chiên, nước uống có ga (sô đa), và nước hoa quả chỉ nên thực hiện ở tiệm thực phẩm.  Khi ăn luôn có nước để uống.

Khuyến khích trẻ ăn chậm rãi.  Trẻ có thể nhận biết mình còn đói và no tốt hơn khi chúng ăn uống chậm rãi.  Trước khi bới thêm thức ăn hay cho trẻ ăn thêm, hãy yêu cầu trẻ chờ đợi ít nhất 15 phút để xem trẻ có thực sự còn đói hay không.  Điều này cho trí não của trẻ thời gian để nhận biết xem trẻ no hay chưa. Ngoài ra, phần thức ăn bới thêm lần hai nên ít hơn nhiều so với phần thức ăn ban đầu.

Cả gia đình cùng ăn với nhau càng thường xuyên càng tốt. Cố gắng làm cho thời gian dùng bữa thành những cuộc trao đổi, chia sẻ lý thú, chứ không phải là lúc để mắng nhiếc hay cãi vả lẫn nhau.  Nếu lúc ăn uống là khoảng thời gian không vui, thì con cái có thể tìm cách ăn nhanh hơn để trốn khỏi bàn ăn càng sớm càng tốt. Và do đó, chúng có thể đánh đồng việc ăn uống với phút giây căng thẳng (Stress).

Để trẻ cùng tham gia việc chọn mua thực phẩm và chuẩn bị bữa.  Các hoạt động này sẽ mách bảo cho bạn biết thức ăn mà con bạn ưa thích, là cơ hội để dạy cho trẻ về ý thức dinh dưỡng, đồng thời, đem lại cho trẻ cảm giác về thành tựu.  Thêm vào đó, trẻ có thể tự nguyện ăn hoặc sẵn sàng thử các loại thực phẩm mà chính trẻ góp phần trong khâu chuẩn bị, nấu nướng.

Lên kế hoạch cho các buổi ăn nhẹ.  Thường xuyên ăn thức ăn nhẹ có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều, nhưng các buổi ăn nhẹ mà được lên kế hoạch ở những thời điểm nhất định trong ngày có thể là một phần của chế độ ăn dinh dưỡng mà không làm mất đi khẩu vị ngon miệng của trẻ ở những buổi ăn chính.  Bạn nên làm cho các buổi ăn nhẹ càng giàu dinh dưỡng càng tốt mà không mảy may cướp đi cơ hội ăn quà ít có của trẻ như món khoai tây chiên, bánh bích quy, nhất là các thức ăn ở các buổi tiệc hay liên hoan khác.

Ngăn chặn việc vừa xem ti-vi vừa dùng bữa hay ăn nhẹ.  Cố gắng chỉ ăn uống ở nơi quy định trong gia đình như là ở phòng ăn hay nhà bếp.  Ăn uống trước màn hình vô tuyến có thể  gây khó chú ý đến cảm giác no và có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều.

Khuyến khích trẻ uống thêm nước.  Việc uống nhiều nước ngọt có đường và có gas liên quan đến mức gia tăng độ béo phì trong trẻ em.

Cố gắng không dùng thức ăn để phạt hay thưởng trẻ.  Phạt trẻ bằng hình thức không cho ăn có thể khiến trẻ lo sợ là mình sẽ không có đủ thức ăn.  Chẳng hạn, bắt trẻ đi ngủ mà không cho ăn tối khiến trẻ lo sợ là mình sẽ bị đói. Do đó, trẻ sẽ tìm cách ăn bất cứ khi nào có cơ hội.  Tương tự như thế, khi bạn dùng thức ăn, chẳng hạn như kẹo, để làm phần thưởng, thì trẻ có thể nghĩ rằng các loại thức ăn này là tốt hơn hay quý báu hơn các thức ăn khác.  Ví dụ như khi bạn bảo rằng trẻ sẽ được ăn món tráng miệng nếu chúng ăn hết các món rau đã dọn ra, thì bạn đã tạo ra một thông điệp sai lệch về rau quả rồi.

Đảm bảo trẻ được ăn uống cân bằng ở các buổi ăn ngoài gia đình.  Hãy tìm hiểu chế độ ăn tại trường của trẻ hoặc bới phần ăn trưa cho trẻ có đủ thức ăn.  Ngoài ra, lựa chọn các món ăn lành mạnh hơn khi dẫn trẻ dùng bữa tại các nhà hàng.

Chú ý đến khẩu phần ăn và thành phần thực phẩm.  Đọc kỹ các nhãn hiệu thực phẩm và hạn chế ăn thực phẩm sản sinh chất béo.   Ngoài ra, đảm bảo sử dụng đúng lượng như được ghi trên nhãn.

NGUỒN: Tư liệu nuôi dạy trẻ nước ngoài

 

Trường Mầm non Quốc tế Kindy City tổ chức buổi “Trò chuyện cùng chuyên gia” với sự góp mặt của Bác s
ĩ chuyên khoa Dinh dưỡng ĐÀO THỊ YẾN THỦY với đề tài “Dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện dành cho trẻ trong độ tuổi Mầm non”.

  • Vào lúc 09g00 ngày 18/04/2015
  • Tại Trường Mầm non Quốc tế Kindy City, số 68 Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, TP.HCM
  • Vui lòng đăng ký tham dự: 3932 6164/65 – 0906 306045 (Ms. Thủy)

 

 


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button