MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

kindy-city-moi-truong-than-thien

Vừa qua, toàn thể thầy cô giáo của Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Kindy City đã tham gia đợt bồi dưỡng nghiệp vụ “Môi trường thân thiện trong trường mầm non”, do Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung – nguyên Trưởng phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trực tiếp huấn luyện.

Tất cả các giáo viên nuôi & dạy cùng tập thể các nhân viên chuyên môn, hiệu trưởng cùng tham gia khóa tập huấn

 

Để trẻ có được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” theo cách nuôi dạy “giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà còn chính là cuộc sống của trẻ” theo quan điểm khởi xướng của UNESCO, thì trường mầm non, trước hết, phải tạo ra một môi trường an toàn, thân thiện, đảm bảo các điều kiện vui chơi lành mạnh để các em có thể tham gia tích cực – chủ động vào quá trình phát triển, thay vì thụ động trông chờ người lớn, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có và qua đó, hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Yếu tố an toàn và thân thiện ở đây phải được thể hiện không chỉ ở môi trường thiên nhiên (như đầy đủ lượng ánh sáng, không khí trong lành, nguồn nước sạch), môi trường vật chất (bao gồm điều kiện phòng ốc, sân chơi, nơi ngủ nghỉ) mà còn ngay ở môi trường tâm lý – xã hội nữa. Đến lượt mình, sự an toàn và thân thiện của môi trường tâm lý – xã hội phản ảnh qua các mối quan hệ tích cực giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa các em học sinh lẫn nhau, giữa những cán bộ phục vụ trong hệ thống cũng như giữa những người có liên quan đến quá trình học tập và phát triển của các em, kể cả mối quan hệ giữa phụ huynh với nhà trường. Kỳ thực, môi trường tâm lý – xã hội thường là yếu tố tích cực, tác động thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình học tập và phát triển của trẻ, nhất là khi các em có cảm giác hoàn toàn thoả vui, được tôn trọng, được quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và dìu dắt.

Dưới đây là 25 yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và trẻ, từ đó, tạo ra một môi trường thân thiện trong nhà trường:

  • Vai trò quyết định thuộc về giáo viên
  • Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Công bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt.
  • Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa giáo viên và trẻ. Luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở, biết cách lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp.
  • Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể
  • Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, biết tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, biết kiềm chế).
  • Không can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết (thiên về quan sát, khơi gợi, giải quyết xung đột giữa trẻ).
  • Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân (năng lực, đặc điểm cá nhân trong hành vi giao tiếp, ngôn ngữ). Chấp nhận trẻ học bằng cách Thử – Sai. Cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng. Không cần thiết chỉnh sửa quá nhiều.
  • Động viên trẻ lạc quan, tin vào bản thân (động viên trẻ bằng: “không sao đâu”, “làm lại nào”, “từ từ thôi”, “con sắp làm được rồi” mỗi khi trẻ gặp thất bại)
  • Kiên nhẫn với trẻ. Tránh thúc ép, gây căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ.
  • Chấp nhận sự khác biệt. Tôn trọng ý kiến cá nhân (qua việc dạy trẻ phát biểu ý kiến). Tránh áp đặt để trẻ dần hình thành ở trẻ thói quen suy nghĩ độc lập.

 

  • Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
  • Hướng dẫn trẻ trở nên thoải mái, tự tin trước đám đông (qua các hoạt động trình diễn trên sân khấu, trước bạn học lẫn người lạ).
  • Không định kiến với trẻ.
  • Chỉ cấm đoán khi không an toàn.
  • Hạn chế ra mệnh lệnh, tăng cường khích lệ.
  • Không nên nói “Không được làm thế này” mà nói “Con nên làm thế này”.
  • Cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiện bộ của mỗi trẻ so với bản thân, và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi. Đánh giá với mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi mọi tiến bộ lớn, nhỏ của trẻ, và ngay cả những trẻ khó dạy nhất.
  • Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau tuỳ theo khả năng.
  • Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp dạy học “thân thiện” với người học.
  • Thường xuyên lấy ý tưởng dạy học từ trẻ. Tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, thậm chí đồ dùng dạy học và cho trẻ tích cực tham gia vào việc tạo dựng môi trường lớp học.
  • Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động giáo dục có chủ đích.
  • Không bắt trẻ xếp hàng nếu không cần thiết (khi ra sân chơi, lúc biểu diễn)
  • Không bắt nạt, chê bai, trách mắng (thậm chí không nhắc nhở quá nhiều). Không được đánh trẻ.
  • Không cấm trẻ đi cầu trong lớp (hoặc dặn trẻ đi cầu ở nhà)
  • Tránh tạo sự đột ngột (trong việc đón tiếp trẻ mới hay chuyển đổi các hoạt động). Tổ chức đón trả linh hoạt.

 

Môi trường tâm lý-xã hội vốn không xây dựng một sớm một chiều, đồng thời, không phải là một quá trình thi công đơn phương; mà ngược lại, là quá trình dài lâu và đòi hỏi nỗ lực và kiên định từ nhiều phía – từ bản thân thầy cô giáo, cán bộ phụ vụ và lãnh đạo nhà trường, phụ huynh và bản thân các học sinh nữa.  Với quyết tâm tạo ra một môi trường nhân ái, thân thiện, Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY không ngừng nâng cao chất lượng kết nối giữa nhà trường và phụ huynh, giữa cộng đồng giáo viên- nhân viên với học sinh xung quanh phương châm “Con em của quý vị, đối tượng nuôi dạy của chúng tôi” vì sự lớn khôn và phát triển nhân cách của các em.

 

 

 


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button