TRẺ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “TÁI CHẾ”?

Trong khuôn khổ của Chương trình học tập linh hoạt – được xây dựng trên khung giáo dục mầm non quốc gia, tích hợp với Chương trình Mầm non CREATIVE CURRICULUM của Hoa Kỳ, dự án 3Rs – REDUCE, REUSE, RECYLE (trong tiếng Việt là “3T”- Tiết giảm, Tái dụng – Tái chế) được tổ chức vào trung tuần tháng 5 tại Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Kindy City.

Tại dự án 3Rs, các em học sinh được thầy cô hướng dẫn rằng sau quá trình sử dụng, rác được chia làm 3 loại: Những vật dụng như túi nylong, vỏ trứng, đồ gốm sứ… thuộc nhóm rác khó phân hủy; Thức ăn thừa, giấy ăn, các loại hoa – lá… thuộc nhóm rác dễ phân hủy; Còn vỏ lon, hộp giấy, các loại đồ nhựa, quần áo… thuộc nhóm rác tái chế.

Nhận biết dấu hiệu tái chế

Từ việc nhận thức “biết”, các em được thầy cô định hướng thành “hiểu” và “hành động” đối với các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

 

Với rác khó phân hủy, các em sẽ hạn chế sử dụng, có trẻ thì nhắc người lớn nên dùng túi tái chế khi đựng đồ mua từ siêu thị/ chợ; có trẻ bảo là sẽ cẩn thận không làm hư đồ gốm của ông bà. Để không làm gia tăng nhóm rác dễ phân hủy, các em đều bảo sẽ ăn ngoan và không để lại đồ ăn thừa. Riêng với nhóm rác tái chế, các em đồng thanh với nhau trước mỗi buổi học “Cô ơi, hôm nay sẽ “hô biến” đồ vật nào?”.

Thông qua phương thức nuôi dạy “Học qua Chơi” – “Learn through Play”, các thầy cô hướng dẫn các em cách làm “sống lại” các vật dụng bằng cách trang trí các vật dụng cũ – vật dụng tái chế.

Với nền là giấy màu sẵn có, các em cắt, dán và phối màu để tạo nên bức tranh ghép từ trang giấy báo.

Cùng bức tranh xe ô tô tái chế

 

Nên cắt như thế nào để hình không bị cắt lẹm mất? Kéo nên cầm ra sao để dễ cắt hơn? Với những hình có đoạn uốn cong, thì nên cắt như thế nào? Dán sao cho keo không bị dính ra bên ngoài hình cần dán? Làm sao để hình không bị nhăn lại khi dán? Để hình đã dán, không bị rớt ra, thì phải làm thế nào? Phối màu thế nào để hình trở nên đẹp hơn? Nếu để bông màu tím trên ống hút màu tím thì thế nào?…  Cắt – dán – phối màu là ba trong những kỹ năng mà các em đang áp dụng tại dự án 3Rs.

Với dụng cụ là chai nước, các em biến hóa thành hộp đựng viết/ giỏ đựng hoa

và chỉ cần có những lỗ nhỏ ngay trên đầu nắp, chai nước đã trở thành dụng cụ tưới cây

 

Từ chiếc dĩa nhựa, các em trổ tài pha và vẽ màu chiếc túi của mình

có em làm chiếc dĩa nhựa thành chú nhện giăng tơ

hay “hô biến” thành chú bọ rùa với cặp râu màu xanh, cặp cánh màu đỏ/ vàng/ cam cùng những chấm đen điểm xuyết

Có em sử dụng vành của chiếc dĩa nhựa để tạo thành bé sâu với những màu sắc ngộ nghĩnh.

Phát huy trí nhớ và khả năng tưởng tượng khi làm nên các loài sinh vật biển – phiên bản Kindy City

Ngay cả với muỗng nhựa, các em cũng mang đến dự án 3Rs những chú bướm xinh đẹp.

Với hai hộp sữa chua ghép đầu với nhau, trẻ tạo hình thành chú mèo robot

Biến tấu lạ với chú robot cây

Luyện tư duy logic khi lắp các khối xốp bạc thành một thể robot thống nhất

Tại trò chơi bộ ba “ống hút – ly nhựa – quả bóng nhỏ”, các em luyện được hơi thở dài hơn và thử thách sự tập trung.

 

Trò “Ném bowling” và “Thảy vòng” cùng các chai nước tự chế hình chim cánh cụt và những đoạn dây nối lại với nhau tạo thành chiếc vòng, giúp các em luyện sự chuẩn xác của đôi tay, sự tinh anh của đôi mắt và độ vững chắc của đôi chân.

Những lốp xe không còn sử dụng, được các em tô điểm lại, để sau đó trở thành vật dụng không thể thiếu trên sân chơi của Kindy City

Hầu như trẻ nào cũng tò mò về con diều và muốn được tự làm chúng. Hiểu được tâm lý đó, tại dự án 3Rs, với cây bút màu và giấy tái chế cùng dây ruy băng tự tạo, các em học sinh đã làm nên những “cánh diều tuổi thơ” độc nhất.

 

Vật không sử dụng của người này có thể là vật hữu dụng của người khác, và đôi khi từ các món đồ cũ kỹ lại mà ta tìm thấy khá nhiều điều hay. Với dự án 3Rs, trẻ không những được khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được môi trường “xanh” là gì và tại sao chúng ta cần môi trường “xanh”, mà trẻ còn biết được nhiều cách tái dụng những vật dụng đã bỏ đi một cách thông minh- vừa bắt mắt, vừa tiết kiệm mà lại tiện dụng nữa.

 


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button