1. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI

Tình cảm và quan hệ xã hội ở tuổi mầm non có quan hệ mật thiết đến hành vi, quá trình phát triển và học tập của trẻ về sau. Nội dung học tập bao gồm các giá trị sống và kỹ năng:

I. Điều chỉnh cảm xúc và hành vi bản thân: trẻ hiểu được mình trong mối liên hệ với người khác, biết nối kết với bạn học và từ đó, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động học.
II. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực với người lớn, với thầy cô giáo, biết điều chỉnh bản thân trong học tập và cư xử.
III. Tham gia vào các hoạt động nhóm một cách tích cực và hợp tác: biết chia sẻ, cư xử hài hoà, biết lắng nghe ý kiến người khác, chấp hành nội quy, kiên trì với bài làm, đáp ứng yêu cầu học tập.

2. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Phát triển thể chất bao gồm các kỹ năng vận động, điều phối các cơ, ý thức nhận biết về cơ thể, an toàn cá nhân, và biết định hướng. Nội dung học tập ở bình diện này bao gồm:
I. Các kỹ năng chuyển động.
II. Các kỹ năng tạo thăng bằng.
III. Các kỹ năng điều phối các cơ lớn.
IV. Các kỹ năng điều phối cơ nhỏ và vận động tinh.

4. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Phát triển nhận thứcliên quan đến cách suy nghĩ, vận dụng kiến thức nền vào việc tri nhận thế giới xung quanh. Trong đó, kiến thức nền của trẻ lại tác động nhiều mặt đến cách tư duy, trí nhớ, tiếp thu ngôn ngữ, v.v… Do đó, phát triển nhận thức ở độ tuổi mầm non là giúp cho trẻ:

I. Biết cách học tập để có kết quả tốt: biết thu thập thông tin có chủ đích, biết quan sát, đặt câu hỏi, tập trung, và biết vận dụng kiến thức đã học.
II. Nhớ và biết liên kết các trải nghiệm: theo từng vùng, khu vực.
III. Biết sử dụng các kỹ năng phân loại để học tập và ghi nhớ: bằng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, nhận diện.

IV. Biết thể hiện tư duy bằng trực quan: biết sử dụng hình tượng, tranh ảnh để biểu hiện những ý tưởng.

3.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Kỹ năng ngôn ngữ cần thiết chẳng những ở học đường mà còn ở đời sống xã hội. Phát triển ngữ năng ở giai đoạn này bao gồm khả năng hiểu và giao tiếp bằng lời nói. Do đó, chương trình sẽ phát triển:

I. Kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ có mức ngữ phức tạp dần: Tập trung, chú ý và lắng nghe có mục đích, nhận diện và hiểu nhanh, đúng những gì người khác nói.
II. Kỹ năng sử dụng lời nói để biểu đạt ý tưởng và nhu cầu: kỹ năng sử dụng từ và vận dụng ngữ pháp.
III. Kỹ năng đối thoại và giao tiếp tương hợp: biết trình bày, thuật chuyện dựa trên những gì đã học, đã đọc và biết sử dụng đúng từ vựng, ngữ pháp để diễn tả ý kiến cá nhân.

5. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỌC VIẾT

Tiến bộ trong năng lực đọc và viết ở độ tuổi mầm non là chỉ số dự báo rõ ràng về khả năng thành công trong học tập về sau. 5 nội dung và mục tiêu phát triển giúp trẻ:

I. Biết nhận diện âm.
II. Nhận biết được chữ viết và hiểu chức năng của chữ viết.
III. Biết đọc, viết các mẫu tự, nhận diện số.
IV. Nhận biết và hồi đáp trước ấn phẩm, văn bản.
V. Thể hiện được kỹ năng viết sơ khai.

6. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN

Kiến thức toán bậc mầm non có thể dự báo được khả năng thành công trong toán học của trẻ trong suốt những năm về sau. Nội dung phát triển năng lực toán sẽ giúp cho trẻ:

I. Hiểu khái niệm và sử dụng của số.
II. Khám phá và miêu tả được các mối quan hệ về không gian và hình dạng.
III. Biết so sánh và đo lường.
IV. Hiểu biết về khuôn mẫu, dạng thức (patterns).

7. PHÁT TRIỂN VỐN HIỂU BIẾT KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Nhà trường luôn coi trọng việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, phát triển kiến thức khoa học bằng những hoạt động mang tính thực nghiệm và làm quen các công cụ kỹ thuật cơ bản, trẻ sẽ trực tiếp:
I. Biết sử dụng các kỹ năng tìm kiếm khoa học cơ bản: bao gồm kỹ năng quan sát, biết đặt ra những câu hỏi, tìm thông tin, đưa ra ý kiến, chọn đúng thao tác và công cụ để tìm kiếm, liên hệ với bản thân và truyền đạt những điều mình phát hiện.
II. Hiểu biết về đặc trưng của sinh vật: nắm bắt những khái niệm chính thông qua việc thường xuyên tiếp xúc với tự nhiên nhằm nâng cao khả năng quan sát, tìm tòi và các hành vi trân quý loài vật.
III. Nắm bắt được các thuộc tính vật lý của vật thể: Bằng sự quan sát các vật dụng trong môi trường gần gũi, mở rộng vốn từ vựng.
IV. Hiểu biết về môi trường trái đất: có khái niệm về thuộc tính quan trọng của trái đất và môi trường sống trực tiếp.
V. Sử dụng được các công cụ kỹ thuật, công nghệ để thực hiện yêu cầu: trên máy tính cá nhân, máy tính bảng.

8. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC XÃ HỘI

Mục tiêu phát triển năng lực nhận thức xã hội là giúp trẻ nhận biết và có hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh. Nội dung giáo dục này sẽ giúp trẻ:

I. Hiểu về bản thân, hiểu về gia đình, biết thể hiện nhu cầu, ước muốn cá nhân, biết chia sẻ, bộc lộ cảm xúc với người khác.
II. Nắm bắt cơ bản hiểu biết về con người và lối sinh hoạt thông qua các giờ học đọc, kể chuyện và dần hình thành thái độ tích cực với thế giới bên ngoài.
III. Khám phá những biến đổi liên quan đến con người và nơi chốn quen thuộc, giúp trẻ hiểu về ý niệm thời gian và liên hệ với hiện tại, những điều trẻ đã làm và sẽ làm trong tương lai.
IV. Nắm bắt cơ bản về tri thức địa lý giúp các trẻ hiểu rõ đặc điểm địa bàn nơi cư trú và mối liên hệ giữa nơi này với nơi khác.

9. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHỆ THUẬT

Học tập các bộ môn nghệ thuật sáng tạo như Nhạc, Hoạ, Thiết kế thời trang, Diễn kịch, Khiêu vũ v.v…Nội dung giáo dục này sẽ giúp các em:

I. Khám phá nghệ thuật thị giác: thực hành các sản phẩm tạo hình và trao đổi ý kiến về màu sắc, đường nét, hoạ tiết, hình dạng, chất liệu v.v…qua đó, trẻ nâng cao kỹ năng trình bày và óc sáng tạo.
II. Làm quen với khái niệm và cách thể hiện bằng âm nhạc: thông qua giờ học hát, biểu diễn văn nghệ, nhạc kịch.., nâng cao óc nghệ thuật lẫn kỹ năng xã hội.
III. Làm quen với bộ môn khiêu vũ và các động tác nghệ thuật.
IV. Khám phá diễn kịch bằng các động tác và ngôn ngữ: là cách nâng cao khả năng ngôn ngữ, ý thức về bản thân, kỹ năng biểu lộ tình cảm – xã hội và xử lý vấn đề.

10.PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾNG ANH

Thực tế cho thấy trẻ học song ngữ thường sáng tạo và xử lý vấn đề linh hoạt trong học đường lẫn ngoài xã hội. Thời kỳ mầm non, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, là giai đoạn thuận tiện nhất để các em bắt đầu học đồng thời ngôn ngữ thứ hai và có thể đạt mức thông thạo như người bản ngữ so với những trẻ học trễ hơn. Mục tiêu của bình diện phát triển này giúp các em.

I. Phát triển và đạt được tiến bộ về kỹ năng nghe và hiểu tiếng Anh: gồm nghe, nhận biết và phân biệt âm, các đồ vật và các hoạt động trong môi trường gần gũi, và từ đó hình thành vốn từ tiếng Anh.
II. Đạt được tiến bộ trong kỹ năng Nói: phát âm chuẩn xác các âm tiếng Anh, nhớ từ và sử dụng được những từ, ngữ trong giao tiếp tương tác xã hội, và trên nền tảng đó, có thể tạo câu cơ bản đúng ngữ pháp một cách mạnh dạn và tự tin.

ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Nội dung chương trình học tại Trường MNQT KINDY CITY được xây dựng trên Khung Chuẩn về Đào tạo Bậc Mầm non của Hoa Kỳ (The Head Start Child development and Early Learning Framework) và Chương Giáo Dục Mầm Non Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp các yêu cầu về giảng dạy và đánh giá năng lực phát triển cho trẻ từ 2-5 tuổi, nhà trường áp dụng các nguyên tắc sư phạm, điều kiện tổ chức lớp học, các biện pháp bổ trợ, tiếp sức theo Hệ thống Giáo trình của Creative Curriculum System hiện đang áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tiên tiến khác.

XEM THÊM