DẠY CON VỚI LỜI KHEN VÀ CHÊ

Trẻ vốn khao khát có được sự đồng tình của bố mẹ.  Do vậy, bố mẹ thừa biết họ có thể dùng lời chê trách để kiềm chế những hành vi không phù hợp cũng như lời khen để động viên trẻ.  Giữa anh chị em với nhau, động lực của lời khen và chê trở nên phức tạp hơn.  Tuy vậy không phải lúc nào bố mẹ cũng hiểu được rằng trẻ tiếp nhận lời phê bình hoặc từng từ của lời khen một cách nghiêm túc như thế nào đâu.  Khi có mặt anh, chị em thì lời khen, chê của bố mẹ lại tăng thêm trọng lượng. Trẻ thường cảm nhận rằng khen trẻ này giống như phê bình trẻ kia, và tương tự, cứ chê đứa này chắc chắn là giống như khen đứa kia vậy.

STPH 7

Mỗi khi có hiện tượng mất cân đối –  như trẻ thì bị chê nhiều, trẻ thì được khen nhiều, thì dần dà trẻ bị chê sẽ có khuynh hướng thu về một góc và cư xử “tệ” theo cách nhìn nhận trẻ là “tệ” như vậy đó. Đứa trẻ mà phải hứng chịu sự chê bai liên tục của bố mẹ cũng có thể trở thành mũi dùi chính của anh chị em mình nữa. “Em tệ lắm!”  Và cứ thế anh, chị em của trẻ sẽ không chơi với trẻ vì không muốn bị trở thành nạn nhân tương tự.

Còn nói về khen thì có thể trẻ cũng cảm thấy khó chịu khi tiếp nhận lời khen nhất là khi có mặt anh, chị em ở bên cạnh.  Từ đó, dường như cái thành quả mà trẻ được khen cũng làm tổn thương anh chị em của trẻ nữa.  Trong hoàn cảnh đó, trẻ cảm thấy mình có tội và trở thành đối tượng của sự đố kỵ và bực tức, thậm chí trẻ sẽ thôi cố gắng để bớt phần “đặc biệt” đi và cố giống như các anh chị em của mình thôi.  Bố mẹ cũng dễ khen thái quá và trẻ cũng nhận biết lúc nào là lời khen mang tính giả tạo.  Bố mẹ khen quá nhiều có thể chặn đứng lòng mong ước thoả nguyện vươn lên trong học tập trong chính bản thân trẻ. Tuy vậy, lời khen có thể trở thành một lực đẩy, nhất là khi khen cho đúng việc và đúng lúc.  Trẻ vốn quý trọng những lời khen từ bố mẹ, nhưng thậm chí trân quý hơn nếu nhận được những lời khen từ anh, chị em.

Khi anh, chị khen được em, ví dụ như nói: “Em giỏi quá. Em làm được rồi nè!” thì bạn thử hình dung cả hai đều cảm thấy hãnh diện đến dường nào.  Em thường dễ khen anh, chị mình hơn, đôi mắt mở tròn xoe đi kèm với lòng ngưỡng mộ.  Nhận xét và gặt phăng những lời khen như thế có khôn ngoan không?  Nếu phải chê trách, bạn hãy cố tránh sử dụng những từ ngữ như “bao giờ cũng”, “cứ luôn luôn” và “không bao giờ”.  Thay vì sử dụng các từ ngữ mang tính tiêu cực như vậy, ví dụ như: “Con chẳng bao giờ đúng giờ gì cả”, thì bạn hãy nên tập trung vào những gì đang xảy ra ở hiện tại như: “Con trễ rồi đó nghe.  Mình phải đi ngay thôi!”.

Dạy cách tự phê và tự khen

Hãy cẩn thận sử dụng lời chê trách cũng như lời khen là cách để kiểm soát hành vi của mình vậy.  Nếu không, ta có thể chóng nhận thấy mình như là thứ vũ khí sát thương đối với trẻ vậy. Ai mà có ý định như thế bao giờ, phải không? Thay vào đó, chúng ta đều muốn giúp cho trẻ nhìn rõ mặt mạnh và nhược điểm của mình; khen và chê là để trẻ biết điều chỉnh hành vi của bản thân.  Thay vì nói: ” Con giỏi quá!” thì bạn vẫn có thể hỏi lại: “Con thấy mình làm thế nào?”.  Bằng nụ cười và giọng nói ấm áp, bạn có thể nói cho trẻ biết là bạn đã hãnh diện như thế nào, nhưng bạn cũng chừa chỗ cho trẻ nhận biết niềm tự hào của mình nữa chứ.  Lợi ích cộng thêm của cách thức này ở chỗ là anh chị em của trẻ ít cảm thấy mình mất đi cơ hội có được lời khen của bạn nữa kia.

Chê cũng vậy. Quả nhiên có những lúc bạn cần phải nói rõ cho trẻ biết là trẻ đã sai phạm điều gì.  Nhưng hãy tìm cơ hội để hỏi trẻ suy nghĩ gì về điều sai trái của trẻ, và lẽ ra nên hành động thế nào thì tốt hơn.  Trao đổi với trẻ kiểu sẽ tốt hơn nếu như không có mặt anh chị em ở bên cạnh để tránh làm tăng thêm sự bối rối cho trẻ.

Khi có thể được, bạn hãy để dành lời chê trách và biện pháp trừng phạt cho những lúc riêng tư khi chỉ có trẻ và bạn mà thôi.  Nếu anh chị em của trẻ có hỏi: “Sao mẹ không phạt chị ấy?”  thì bạn có thể đáp: “Đó là việc của mẹ và cũng là chuyện riêng giữa chị và mẹ mà thôi!”  Còn khi có mặt các anh chị em trẻ, bạn hãy xoáy quanh những gì bạn kỳ vọng lẫn những điều cần dặn dò chung cho mọi trẻ.

Khi anh, chị em hay bạn bè trẻ có hành vi sai trái thì không cần thiết phải làm ồn ào lên. Bạn hãy bảo với cả nhóm: “Các con cần phải ổn định lại đi”.  Có thế sẽ có trẻ chống đối: “Nhưng cái Cún nó gây trước”.  Bạn chỉ nên đáp: “Mẹ không quan tâm ai gây trước.  Mẹ chỉ yêu cầu các con trật tự lại thôi.”  Trẻ sẽ hiểu được thông điệp của bạn là gì.  Ngược lại, việc nêu một trẻ ra để sỉ vả trước đám đông sẽ dấy lên nổi hoảng sợ trong lòng trẻ nhưng không mảy may làm cho trẻ kính trọng bạn được.  Còn bao che trẻ trước hành vi sai trái thì trẻ sẽ chống lại bạn mà thôi.

Thông thường, bạn có thể không biết sự tình như thế nào hay ai gây ra sự việc trước, nhưng khi có ai đó phạm lỗi, thì bạn có thể giúp tất cả trẻ nhìn rõ trách nhiệm.  Cách này duy trì được quyền lực của bố mẹ khi khuyến khích trẻ nhận ra tinh thần nương tựa lẫn nhau.  Có khi trẻ chống đối một đứa trong nhà, nhưng dần dà trẻ sẽ biết cách bám víu vào nhau- và phải chăng đó là mục tiêu phấn đấu cao nhất cho mọi người trong gia đình?

 

Nguồn: Tư liệu nuôi dạy trẻ nước ngoài
Chủ đề Nuôi dạy tiếp theo: 6 Cách giúp con phát triển tính cách

CÁC CƠ SỞ

logo-ngang

Hân hoan chào đón Quý phụ huynh và xin được chúc mừng con em của Quý vị đã trở thành công dân của Trường Mầm Non Quốc tế KINDY CITY – nơi các em sẽ liên tục khám phá, trải nghiệm và phát triển hoàn hảo trên bước đường khai thức đầu đời.

Liên hệ

Địa chỉ: 11 Đường 02 Cư Xá Lữ Gia, P15, Q11, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@kindycity.edu.vn

Hotline: 0901-853-353

Call Now Button