BA MẸ LÀM GÌ KHI CON VẤP NGÃ?

Cha mẹ cần quan sát mức độ nghiêm trọng cú ngã của con

Nói “Không sao đâu” và bỏ đi là cách nhiều phụ huynh hiện nay sử dụng để ứng xử khi con vấp ngã. Trong khi đó, một số ba mẹ còn “đánh chừa” hoặc mắng mỏ, bắt con nín khóc ngay lập tức. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng những cách ứng xử trên đều chưa được đúng đắn.

Cha mẹ cần quan sát mức độ nghiêm trọng cú ngã của con
Cha mẹ cần quan sát mức độ nghiêm trọng cú ngã của con

Với câu nói “Không sao đâu, không có gì nghiêm trọng”, ba mẹ vô tình bắt trẻ không thừa nhận cảm xúc của mình nếu thực sự đau. Khi con cảm thấy không được an ủi, dễ sinh cáu kỉnh, về lâu dài sẽ hình thành tâm lý khép kín. Trong khi đó, những đứa trẻ bị ngăn cấm khóc lóc vì đau dễ nẩy sinh tâm lý phản kháng, nổi loạn sau này. Cuối cùng, thói quen “đánh chừa” nơi trẻ ngã xuống có thể hình thành khuynh hướng đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh khi gặp khó khăn, thất bại trong tương lai.

Nếu không nguy hiểm, hãy khuyến khích con đứng dậy
Nếu không nguy hiểm, hãy khuyến khích con đứng dậy

Vậy khi trẻ vấp ngã, cha mẹ nên làm gì?

  • Quan sát mức độ nghiêm trọng của cú ngã: Đầu tiên, cha mẹ nên quan sát vết thương của trẻ và đánh giá ở mức độ nào. Thông thường, nếu con ngã về phía trước sẽ ít nguy hiểm hơn những cú đập đầu về phía sau.
  • Nếu không nguy hiểm, hãy khuyến khích con đứng dậy: Nếu cú ngã không để lại vết thương chảy máu, ngã trên mặt đất phẳng thì thường không để lại vấn đề gì lớn. Cha mẹ không nên quá hốt hoảng, cần tập trung về phía trẻ và động viên bé tự đứng dậy, hỏi xem con khó chịu hay đau chỗ nào.
Ba mẹ tuyệt đối không đánh chừa, mắng mỏ khi con ngã
Ba mẹ tuyệt đối không đánh chừa, mắng mỏ khi con ngã
  • Xử lý kịp thời các tình huống nghiêm trọng: Nếu trẻ khóc ngằn ngặt, không tự đứng dậy được, hãy đưa bé đến nơi an toàn và quan sát khắp người bé xem vết thương ra sao để có cách xử trí tiếp theo.

CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button