CÁCH GIÚP TRẺ BẮT ĐẦU NHẬP HỌC DỄ DÀNG

Trẻ cần được giúp đỡ khi bứt khỏi môi trường gia đình gần gũi để  bắt đầu nhập học ở một trường mầm non. Sau đây những gợi ý tiếp sức cho con trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà đến lớp.

Mother and child drawing together

Nguồn: Internet
  1. Tìm hiểu chương trình học tập nào mà ngay từ đầu đem lại sự thoải mái cho trẻ. Nhiều trường có bộ phận cung cấp thông tin liên quan đến lần nhập học đầu tiên của trẻ, cũng như thu thập thông tin về gia đình trước ngày nhập học. Bạn nên nắm được  tên cô giáo chủ nhiệm và hỏi xẻm cách thức mà bạn có thể thông tin cho trường về nề nếp sinh hoạt, cách ra quyết định và văn hoá nuôi dạy con của gia đình mình.
  1. Cùng con xem lại thời khoá biểu hằng ngày. Bạn hãy nhắc cho trẻ biết nội dung học tập đã được thông báo trong ngày sẽ là gì. Các loại tranh, ảnh về hoạt động thường nhật giúp cho trẻ có “ý niệm về thời gian”. Nếu lớp học không có dán thời khoá biểu, thì bạn hãy hỏi mượn cô giáo chủ nhiệm. Thậm chí bạn có thể ngõ ý tham gia đề xuất nữa.
  1. Giúp trẻ làm quen với cô giáo chủ nhiệm trước khi bạn để con vào lớp. Dành thời gian giới thiệu con với cô giáo chủ nhiệm, cùng cô cùng chơi với con là làm nền cho một quan hệ mật thiết giữa cô và trẻ.
  1. Xây dựng một nề nếp quen thuộc để trẻ chào bố mẹ đi học: Điều này giúp cho con bạn đoán trước “chuyện gì sẽ xảy ra”, khiến trẻ dễ chấp nhận giai đoạn chuyển tiếp. Tập cho con vẫy tay chào qua cửa sổ, tự ngắm nhìn cá nuôi trong chậu, chơi đồ chơi, ôm chào ba/mẹ, đọc sách hay hát một bài tạm biệt, chẳng hạn.
  1. Cho trẻ giữ một vài thứ để chơi khi nhớ ba mẹ: Một bức ảnh gia đình dễ thương, đặc biệt hay một món đồ như đồng hồ đeo tay của bạn cũng có thể giúp cho trẻ vượt qua nỗi nhớ nhung. Nếu con không thích chia sẻ với bạn cùng lớp những thứ đó, thì bạn có thể nhờ cô giáo cất riêng ở một góc nhỏ để đưa ra khi trẻ buồn.
  1. Nói cho giáo viên biết ít nhất một vài từ ngữ mà gia đình thường hay sử dụng: Khi trẻ nghe “Ba/Mẹ sắp về rồi” bằng cái giọng thường nghe ở nhà sẽ thu ngắn khoảng cách giữa nhà trường và gia đình và giúp trẻ cảm thấy được gần gũi. Rất hữu ích nếu bạn cung cấp cho cô giáo một bảng liệt kê các cụm từ mà bạn hay những người trong gia đình thường dùng khi cho trẻ ăn, thay tã hay cho trẻ đi ngủ.
  1. Nói cho cô giáo biết những điều trẻ ưa thích: Khi trẻ chuẩn bị chơi, cô giáo có thể liên hệ một đôi điều mà trò chơi ở lớp giống với điều ưa thích của trẻ.
  1. Tự đóng tập sách: Sách/ tập mà bạn tự làm cho con ghi lại những công việc hằng ngày kể cả hình ảnh về quá trình chuyển tiếp từ nhà đến trường giúp nâng cao khả năng thích nghi của trẻ vì trẻ cần luyện tập sự chuẩn bị này.
  1. Chia sẻ cảm xúc: Trẻ nhớ ba mẹ nên khóc là bình thường. Trẻ cũng giận ba mẹ vì bỏ trẻ lại ở lớp.  Bạn chớ nên cảm thấy tổn thương khi trẻ lẫy hờn với mình, vì những phản ứng đôi khi mạnh mẽ ấy cũng là bình thường cả.  Đừng la mắng khi trẻ cảm thấy buồn và lo sợ, vì chẳng ai cố tình làm vậy đâu.
  1. Tạo một thông lệ gặp gỡ, hỏi thăm cô giáo về ngày học của trẻ: Tìm xem ngày học của trẻ có điều gì tốt để xoáy mạnh vào những thành quả của con. “Mẹ/Ba nghe cô giáo nói con thích chơi banh lắm phải không?” Hãy chuyện trò với con về ngày học trên đường bạn rước con về.
  1. Đón con đúng giờ: Hằng ngày nên đến đón con đúng giờ để trẻ khỏi phải lo lắng là liệu mình bị bỏ quên hay không cứ mỗi khi bạn lại đến trễ. Và như vậy, ngày hôm sau bạn lại đưa con đến trường dễ dàng hơn vì trẻ đã tin là mình không bao giờ bị bỏ quên hay mãi bị giam ở trường.
NGUỒN: Tư liệu nuôi dạy trẻ nước ngoài

 

 


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button