Nhận biết và chấp nhận các trạng thái cảm xúc của trẻ
Mỗi khi đi học về, trẻ con thường có không ít chuyện để kể cho ba mẹ. Bạn có tạm dừng tay để chăm chú nghe bé không? Bé sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để trả lời hết những câu hỏi đó? Nếu có, hẳn bạn sẽ nhận ra những lợi ích của việc dành thời gian và quan tâm cho con trẻ. Theo quan điểm sư phạm, các trao đổi này là những “tương tác hữu dụng” vì chuyện trò hằng ngày giúp cho cha mẹ lẫn con trẻ gần gũi yêu quý lẫn nhau. Lại nữa, sự tương tác này cũng hỗ trợ cho việc học của con. Sau đây là đôi điều gợi ý và minh hoạ về cách trò chuyện với con.
Hãy ghi nhận và chấp nhận các cảm xúc khác nhau của trẻ
Điều này giúp trẻ có cảm giác an toàn và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc mà trẻ có. “Con đang vui phải không? Ba/mẹ thấy con đang cười rất tươi”. “Trông con không vui, phải không? Con có gì muốn kể cho ba/mẹ nghe không?”
Hãy thể chia sẻ cảm nhận của bạn trước việc trẻ làm chứ đừng nên chỉ buông lời khen gọn ghẻ: “tốt! tốt!”
Trẻ sẽ nhận ra là bạn đang thực ghi nhận và đánh giá cao sự nổ lực của chúng. “Ồ! Con vẽ thêm được nhiều nét và cả đường tròn nữa hả?”
Hãy giúp trẻ liên kết những trải nghiệm, ý tưởng hoặc thông tin lại với nhau
“Ba/mẹ biết con thích ăn thơm nè. Nhưng hôm nay mình sẽ ăn sáng với đu đủ nhé, Ba/mẹ nghĩ là con sẽ thích đu đủ y như con thích thơm vậy. Để xem con có thích không nhé”
Hãy tạo ra thử thách nhỏ để kích nhẹ cho trẻ cố gắng và có thêm trải nghiệm mới.
“Con chạy tới hàng rào nhanh quá! Giờ con làm sao mà di chuyển đến hàng rào hết sức chậm, có được không?”
Hãy lập lại và thêm ý vào những gì trẻ chia sẻ.
Khi trẻ nhìn vào sách và nói “Con thích thằn lằn”, thì bạn có thể bổ sung bằng: “Ba/mẹ biết rồi. Tại sao con lại thích thằn lằn? Ở điểm nào?”
Hãy sử dụng những từ ngữ gây hứng thú vị để làm giàu vốn từ vựng của trẻ.
“Mẹ thấy kem ngon quá. Mẹ rất thích cái lớp trên mượt mịn và mấy đường vòng caramel này nữa nè”