CÙNG CHUYÊN GIA GIẢI MÃ “HỘI CHỨNG CON VUA”

kindy-city-hoi-thao

Vừa qua, đông đảo các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non đã đến tham dự buổi Hội thảo về Nuôi dạy (Parenting Workshop) – một sinh hoạt tổ chức thường kỳ dành cho phụ huynh, xoay quanh chủ đề “Chiều trẻ và Hội chứng con Vua”.

Buổi chia sẻ đã thỏa đáp những thắc mắc của các bậc cha mẹ về các vấn đề về nuôi dạy của trẻ với những lời khuyên hữu ích từ Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng – Giảng viên trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

kindy_city_hoi_chung_con_vua_hinh_trong_bai

Ảnh trái: TS Bích Hồng trình bày tại hội thảo; Ảnh phải: Phụ huynh được thỏa đáp thắc mắc tại hội thảo

Theo TS Bích Hồng, “Hội chứng con Vua” rất hay gặp trong xã hội ngày nay khi bố mẹ quá bận rộn với công việc bên ngoài và những người thân trong gia đình chưa rõ tâm lý của trẻ nên thường chiều chuộng quá mức. Khi đó, vô tình gia đình có thể làm tổn thương tâm lý trẻ và ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của các em về sau.

Diễn giả cũng chỉ ra những biểu hiện, tác hại của sự nuông chiều dẫn đến hội chứng “con Vua” và cách phòng tránh như sau:

Biểu hiện của nuông chiều

  • Đãi ngộ đặc biệt – Đáp ứng những đòi hỏi của trẻ và dành những gì tốt nhất cho con
  • Lo sợ quá đáng – Chú ý quá mức về việc ăn uống, chăm sóc trẻ v.v… Khi nhiều người cùng chú ý đến bé, thì dễ chuyển sang tình trạng nuông chiều bé.
  • Dỗ dành bằng lời hứa với trẻ (như “Con ăn đi rồi ba mẹ mua cho đồ chơi)
  • Sai bảo người khác làm thay cho trẻ
  • Ôm đồm việc của trẻ (như “không để bé tự mặc quần áo khi bé có thể tự làm được”)
  • Quyết định thay trẻ (như khi trẻ ở độ tuổi tự chọn được quần áo, ba mẹ vẫn cứ chọn thay cho con với suy nghĩ “mình chọn thì tốt hơn con chọn”). Vô tình thay, phụ huynh đã lấy mất sự tự do của trẻ, khi phụ huynh quyết định thay cho trẻ.
  • Bao che lỗi lầm

Biểu hiện “con Vua”

  • Tháp tùng, “hầu hạ” – Đi đâu cũng được cả đại gia đình đi theo lo lắng̣. Việc ông bà cha mẹ quan tâm đến trẻ là điều rất tốt đẹp nhưng nên có chừng mực và giới hạn. Nếu lúc nào gia đình cũng quá tập trung vào trẻ, thì triệu chứng con Vua sẽ xuất hiện.
  • Ra lệnh, điều khiển – Bắt người khác phải chiều theo ý của mình. Nếu người lớn không chiều theo, thì trẻ sẽ khóc, quấy rối, ăn vạ.
  • Vòi vĩnh, nhũng nhiễu
  • Ảo tưởng sức mạnh: tưởng tượng mình là “người nào đó” – chỉ muốn mình là giám đốc/ người nổi tiếng… mà không phấn đấu hay rèn luyện gì.
  • Dễ bùng nổ, đổ lỗi khi có chuyện phật ý
  • Cả thèm chóng chán

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng con Vua

Sự phát triển của xã hội, đặc biệt là của công nghệ và dịch vụ đã giúp phụ huynh nhanh chóng đáp ứng được những đòi hỏi tức thời của trẻ. Bên cạnh đó, những nguyên nhân chủ quan thường là từ chính ở bản thân phụ huynh như thiếu kinh nghiệm về việc giáo dục trẻ, yêu thương “mù quáng”, muốn “bù đắp” cho con, hoặc bận bịu, không có thời gian quan tâm, chăm sóc con, không coi trọng việc quản lý giáo dục con, để con tự do, hoặc thiếu kiên trì và tỏ ra bất lực trước “yêu sách”, phản ứng “ăn vạ” của con.

Tác hại của việc nuông chiều trẻ

  • Hình thành tính cách, thói quen xấu ở trẻ
  • Trẻ chậm phát triển hoặc phát triển lệch lạc
  • Phiền nhiễu cho người khác
  • Trẻ lớn lên khó thành công và khó hạnh phúc

Làm sao để tránh được bẫy nuông chiều?

  • Rèn trẻ tính độc lập, không ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ.
  • Áp dụng giải pháp “3 KHÔNG”: “KHÔNG đáp ứng trước khi trẻ có nhu cầu”; “khi trẻ thông báo/ đề nghị, KHÔNG nên đáp ứng ngay lập tức”; và “KHÔNG đáp ứng đủ, sau khi trẻ đề nghị”.
  • Kết hợp “yêu thương” và “nghiêm khắc” khi nuôi dạy trẻ
  • Xây dựng nề nếp, quy định, giới hạn trong gia đình
  • Quy định thời gian ăn uống, vui chơi
  • Xử lý bằng việc cho trẻ “Ngồi yên một chỗ”
  • Thỏa thuận giải pháp
  • Nghiêm khắc khi con “ăn vạ”
  • Giáo dục bổn phận và trách nhiệm cho con

CÁC CƠ SỞ

Call Now Button