KHOA HỌC VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CHO TRẺ MẦM NON

Liệu có quá sức không, khi để trẻ làm quen với khoa học? Không hề quá sức, bởi “khoa học” không chỉ là những gì cao siêu mà phải đợi khi nào trẻ lớn lên mới hiểu được; mà còn là những hiện tượng giản đơn hiển hiện ngay trước mắt trẻ mỗi ngày.

 Capture

Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc để cho trẻ tiếp cận với khoa học là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ; biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên và biết giữ gìn sản phẩm tự làm ra.

Khoa học khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Trẻ không thích chỉ được đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, có người lớn đi theo sau hoặc bảo phải làm gì. Hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích.

Để trẻ tự tìm tòi không những giúp trẻ nhớ được lâu hơn, mà còn giúp phát triển tính kiên nhẫn ở trẻ.

Khi có điều gì nằm ngoài khả năng tự lý giải, trẻ sẽ đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi về những điều chưa biết, sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp, trao đổi với mọi người và giúp trẻ hiểu biết rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

Khi trẻ bắt đầu nhận thức thế giới, có muôn vàn những điều trẻ không biết và luôn cần sự giải đáp từ cha mẹ.

Các câu hỏi thường được đặt ra:

  • Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống?
  • Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được?
  • Sao mây lại bay?
  • Tại sao con mèo ngủ ngày?
  • Con được sinh ra từ đâu?
  • Tại sao người lớn có tóc bạc?

Có đôi khi cha mẹ vì quá bận rộn mà cảm thấy phiền phức trước những câu hỏi đó, hoặc trả lời qua quít, quát mắng để trẻ không hỏi nữa. Như vậy rất không nên. Tri thức ban đầu luôn để lại dấu ấn nhất định trong tâm trí con trẻ, đừng nên coi thường vấn đề này, sẽ rất dễ dẫn đến trẻ nhận thức sai lầm, hoặc vì bị la mắng nên sợ không hỏi nữa. Từ đó, có thể sẽ khiến trẻ trở nên rụt rè mỗi khi muốn đưa ra ý kiến sau này của mình.

Do đó, cha mẹ hãy cố gắng giải đáp theo những cách đơn giản nhất vấn đề mà trẻ thắc mắc. Thực tế trẻ không thể hiểu những cách nói phức tạp của người lớn, chỉ vài câu khái quát đơn giản là đủ làm trẻ gật gù và chuyển hướng sang những vấn đề khác. Nếu không có thời gian, hãy đơn giản là “ghi nợ” tới khi rảnh có thể trả lời được với trẻ.

Một số trò chơi khoa học dành cho trẻ ở lứa tuổi mầm non:

  • Học đếm bằng những thứ thân thuộc.
  • Trò chơi bán hàng
  • Ném bóng vào rổ
  • Trồng cây (cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây, cho trẻ gieo hạt, tìm nơi có ánh sáng, hướng dẫn trẻ tưới nước và cho trẻ theo dõi hàng ngày để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về sự phát triển của cây)
  • Tập làm bánh
  • Sắm vai trong “Bữa cơm gia đình”
  • Tìm hiểu về các con vật sống trên cây.
  • Tập phối quần áo qua cuộc thi Thiết kế thời trang
  • Tìm hiểu về các vật dụng chung quanh (Dùng nguyên liệu nào để làm ra? Sản phẩm có tác dụng gì? Trong cuộc sống hàng ngày, có thể thấy sản phẩm này ở đâu? …)

Đến với “Khoa học” chính là cơ hội để trẻ học hỏi, tích lũy tri thức ngay từ nhỏ một cách hết sức tự nhiên.


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button