DẠY CON BIẾT HÀM ƠN

Chúng ta thường nghĩ làm thế nào để dạy con mình trở thành người biết hàm ơn.  Điều đâu tiên bố mẹ thường hình dung là làm sao dạy cho trẻ nói được lời cảm ơn đã.  Chẳng hạn, liệu chúng ta có nên bắt bé 2 tuổi thốt ra lời cảm ơn khi nhận một món quà từ bà trao hay không? Hay cháu 4 tuổi có nên ký tên lên một tấm thiệp gửi theo quà tặng sinh nhật không?  Hoặc, liệu trẻ 6 tuổi có nên bày tỏ niềm quý trọng khi được dọn cho một món canh súp trong một buổi cơm tối thịnh soạn hay không? v.v…  Phụ huynh thường nuôi dưỡng ý định tốt đẹp là phải nuôi con lớn khôn thành những người biết hàm ơn như là một trọng trách làm cha, làm mẹ của mình vậy.  Thậm chí, họ thường coi việc sử dùng các cụm từ mang tính xã giao như “Làm ơn”, “Xin lỗi” là một tiêu chí của việc nuôi còn thành “người tốt”.  Thực ra, các hành vi như thế là những công cụ quan trọng trong việc thiết lập và kết nối các mối quan hệ hợp tác trong xã hội.

 

STPH 6

 

Ngoài ra, cũng có thể dạy cách nói “làm ơn” hay “cảm ơn” ngay cho trẻ lớn nữa kia.  Nhắc nhở trẻ bằng những gợi ý (như: “Con nói sao?”), trước khi đưa những thứ mà trẻ vòi (với lời nói: “Mẹ chưa thể cho con bánh được nếu như mẹ chưa nghe con nói những từ “kỳ diệu”), và động tác làm gương (như nói: “Con làm ơn đưa ly nước trái cây cho mẹ đi”) đều là những cách thức động viên trẻ tiếp thu cách cư xử.  Tuy vậy, biết nói lời cám ơn có đồng nghĩa với việc biết hàm ơn hay không?

Bạn hãy thử nghĩ xem điều mà bạn đã thực sự hàm ơn trong năm vừa qua- đối với một người, một nơi chốn, một điều gì đó, một sự kiện hay một tình cảnh nào chăng? Rồi bạn đã kịp nói lời cảm ơn chưa?  Bạn đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách nào?  Liệu lòng biết ơn đó có thật từ lòng bạn hay chẳng qua là động tác xã giao khi tiếp nhận điều ấy?

Phát triển đạo đức được hình thành một phần là từ tình cảm đạo lý, chẳng hạn như niềm kiêu hãnh, biết xấu hỗ, cảm nhận tội lỗi, bối rối và lòng cảm thông.  Các  kiểu loại tình cảm này, khi phát triển, khiến trẻ cảm thấy muốn hành động để  hồi đáp với người khác.  Sự hồi đáp thôi thúc bằng tình cảm này phát triển nên nhận thức về lòng chân thực.

Phản ứng bản năng của chúng ta sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa một bên là hành vi và một bên là đạo đức. Trong khi cả hai đều phản ảnh về lối cư xử giữa người với người với nhau, nhưng trẻ con có thể thực hiện hành vi bằng lời mà thôi.  Vấn đề dạy cho trẻ những lời nói phải phép khi trẻ còn quá nhỏ, hoặc những lời nói mà tách khỏi ý nghĩa của hành vi nằm ở chỗ là: trẻ thực hiện một hành vi đúng lễ nhưng không hề có trãi nghiệm với những phản ứng mang tính cảm xúc hoặc không biết hành động theo ước muốn từ bên trong trẻ.  Lấy ví dụ, bé gái 4 tuổi Berth chạy đến chào Bà, giật hộp quà từ tay Bà và nói: “Cảm ơn Ngoại!”.  Rồi Bé mở chiếc hộp ra và nhìn thấy 6 đôi bít tấc màu trắng Bà cho.  Bé nói: “Con cảm ơn Ngoại mua tấc cho con nghe!” Lời cảm ơn đầu tiên của Bé là hành vi cảm ơn chân thực khi tiếp nhận quà, nhưng lời cảm ơn thứ hai mới đúng là những gì bé cần phải nói.

Dạy hành vi cư xử là cả một nghệ thuật làm gương tinh tế chứ không luôn luôn phải bộc bạch.  Nuôi dạy trẻ biết hàm ơn là một nghệ thuật tinh tế giúp cho trẻ nhận biết theo cách riêng của mình. Đó có thể là một tấm thiệp nhàu nát, được tô màu nguyệch ngoăc.  Cũng có thể là một giỏ hoa bồ công anh (kèm theo một vài dây rêu) được hái ở sân vườn hay từ một công viên ở góc phố.  Cũng có thể là một cái ôm ấm áp sau một khi được chiêu đãi một chầu kem mát lạnh.  Thế đấy, trẻ bao giờ cũng muốn diễn đạt sự biết ơn hay ước mong được nhận lời cảm ơn.  Vì thế, vai trò của chúng ta trên cương vị là bố, là mẹ chính là chúng ta làm gương khi biểu lộ niềm quý trọng và phản chiếu những tình cảm chân phương ấy vào trong tâm hồn trẻ.  Chỉ bằng một nụ cười ấm áp, một giọng nói chân thực, chúng ta có thể nói: “Mẹ cảm ơn con đã tặng mẹ cái thiếp đẹp quá.  Mẹ biết con đã bỏ rất nhiều công sức trong đó.  Con dùng nhiều màu ghê nhỉ. Cái thiếp này làm mẹ cảm thấy rất là sung sướng và lòng mẹ thật là hạnh phúc.  Mẹ sẽ đặt tấm thiếp này ngay trên đầu tủ lạnh để cả nhà mình cùng xem con nha!”

Lòng biết ơn được hình thành trong những trẻ lớn lên trong Quy luật Vàng: “Hãy đối xử với người khác như cách bạn mong muốn được người khác đối xử với chính mình vậy.”  Và giống như người lớn chúng ta, trẻ cũng cần tiếp cận với niềm quý trọng chân thực  và cần cảm thấy bản thân mình được quý trọng nữa.

Cách đây nhiều năm trong một kỳ nghỉ gia đình, đứa con gái 8 tuổi của tôi đã để dành khoảng tiền tiêu trong chuyến đi và ấp ủ ý định mua cho tôi một cây nến với chiếc giá thắp đèn cầy.  Món quà bé bỏng ấy đã làm mắt tôi cay xé và mẹ con chúng tôi đều cảm nhận được rằng tình cảm quý trọng của chúng tôi là hoàn toàn chân thực.  Vâng, và chính tôi cũng đã thốt lên lời cảm ơn.

Nguồn: Tư liệu nuôi dạy trẻ nước ngoài
Chủ đề Nuôi dạy tiếp theo: Dạy con qua lời khen chê như thế nào?

CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button