TRẺ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ TỪ TRÒ CHƠI “BÚNG THUN”?

Trò chơi Búng thun diễn ra tại phòng chức năng Resources Center

Búng thun là trò chơi vô cùng quen thuộc và được mọi lứa tuổi yêu thích. Với các bé độ tuổi mẫu giáo, đây cũng có thể là một trò chơi có tính thử thách, lôi cuốn bé mạnh mẽ.

Tại phòng chức năng Resources Center của Hệ thống trường Mầm non Quốc tế Kindy City, trẻ tham gia trò chơi búng thun cùng với các bạn đồng học.

Trò chơi Búng thun diễn ra tại phòng chức năng Resources Center
Trò chơi Búng thun diễn ra tại phòng chức năng Resources Center

Với dây thun được đựng trong nia và “sàn đấu thun” là các ô vuông có đường kẻ biên màu vàng, các em chủ động rủ bạn cùng chơi và cùng chia đều số dây thun với bạn trước khi bắt đầu đợt búng.

Hai bạn oẳn tù tì cùng bàn tay lật – bàn tay ngửa. Ai thắng được chơi trước tiên, sau đó cùng đặt ra một số lượng thun từ 3 – 5 sợi. Bạn oẳn tù tì thắng sẽ tung thun lên mặt sàn, rồi khẩy một sợi ra trước và khẩy sợi tiếp theo sao cho lồng lên sợi kia. Nếu 2 sợi lồng vào nhau tạo lỗ bất kể to hay nhỏ, đều có thể thu 2 sợi này về làm của mình. Trường hợp không tạo ra được 2 sợi lồng vào nhau thì thua, nhường lượt chơi lại cho bạn mình. Ngoài ra, khi thảy thun xuống bàn, nếu có hai sợi nào lồng vào nhau và không dính sợi khác thì có thể thu cả 2 sợi về.

Cứ chơi lần lượt như vậy cho đến hết thun. Nếu có bạn hết thun và bạn có thun đồng ý cho mượn, thì có thể mượn để tiếp tục chơi. Khi thắng sẽ trả lại cho bạn kia số thun mình đã mượn.

Không chỉ ở trường học, phụ huynh cũng có thể hướng dẫn và cùng con chơi tại nhà vào những ngày nghỉ hay những lúc rảnh rỗi. Trò chơi búng thun tuy không phải là trò chơi vận động sôi động, có chút trầm, nhưng trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và bình tĩnh và nâng cao sự khéo léo của đôi bàn tay, óc quan sát, sự nhạy bén và tính toán.

Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”
Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”
Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”
Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”
Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”
Trẻ chơi trò chơi “Búng thun”

Lồng vào quá trình chơi, hoặc khi chuẩn bị, khởi động, bắt đầu, hoặc kết thúc, hay bất cứ thời điểm nào… phụ huynh sẽ có nhiều cơ hội để lắng nghe con trẻ hơn, như cùng con thảo luận về trò chơi, cách phạt người thua, cách thưởng người thắng, đặt ra các câu hỏi liên quan đến trò chơi. Qua đó, trẻ không những phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo mà còn rèn luyện được kỹ năng tương tác xã hội vô cùng hiệu quả.


CÁC CƠ SỞ

Brochure
Lộ trình học tập mới
Kinh nghiệm nuôi dạy
Đăng ký tham quan
Call Now Button